Bệnh tiểu đường là gì

Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân, những biến chứng nguy hiểm

Hiện nay bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa kèm theo những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy bệnh tiểu đường là gì, phương pháp điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất, cùng cheapeatstoronto.com tham khảo nhé.

I. Bệnh tiểu đường là bệnh gì?

Tiểu đường là căn bệnh khá phổ biến hiện nay

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, đây là căn bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Đái tháo đường chủ yếu là do việc sản xuất thiếu hoocmon insulin của tuyến tụy hoặc hoocmon này bị giảm khả năng tác động trong cơ thể nên dẫn đến lượng đường trong máu ở mức cao.

Hiện nay, bệnh tiểu đường được chia thành tiểu đường type và tiểu đường thai kỳ. Để hiểu rõ bệnh tiểu đường là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết từng loại đái tháo đường sau:

  • Tiểu đường type 1 xảy ra là do phản ứng tự miễn khiến cơ thể ngừng sản xuất hoocmon insulin. Vì thế mà người bệnh tiểu đường phải dùng insulin nhân tạo trong suốt cuộc đời.
  • Tiểu đường type 2 ảnh hưởng đến quá trình cơ thể sử dụng insulin. Các tế bào trong cơ thể đề kháng với insulin, điều này có nghĩa là cơ thể không phản ứng hiệu quả với insulin như trước mặc dù insulin vẫn được tạo ra.
  • Tiểu đường thai kỳ xảy ra ở các chị em mang bầu. Đây là giai đoạn cơ thể phụ nữ ít nhạy cảm với insulin. Tuy nhiên, không phải bà bầu nào cũng bị đái tháo đường thai kỳ. Bên cạnh đó, căn bệnh này có thể hết sau khi chị em sinh.

Ngoài ra bệnh tiểu đường còn có các dạng ít gặp khác như tiểu đường do viêm tụy, tiểu đường do xơ nang, tiểu đường do thuốc…

II. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Một số nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường

Insulin đóng vai trò giảm lượng đường trong máu, vì thế ở người bệnh tiểu đường thì quá trình sẽ bị cản trở do nhiều vấn đề khác nhau. Vậy nhưng nguyên nhân gây ra căn bệnh tiểu đường là gì?

  • Nguyên nhân đái tháo đường type 1: hiện nay, các chuyên gia sức khỏe vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây ra tiểu đường type 1. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng yếu tố môi trường, di truyền có thể là nguyên nhân của đái tháo đường.
  • Nguyên nhân tiểu đường type 2: hiện nay nguyên nhân gây ra tiểu đường typ2 vẫn chưa được xác định chính xác, cụ thể. Tuy nhiên, một số yếu tố liên quan đến tiểu đường type 2 đó là thừa cân, ít vận động, yếu tố di truyền, môi trường, tăng huyết áp, tưng bị đái tháo đường thai kỳ…
  • Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ: tuyến tụy là cơ quan sản xuất ra insulin cho cơ thể. Thế nhưng, đôi khi quá trình hoạt động của tuyến tụy lại không kịp. Vì thế mà lượng glucose đến các tế bào giảm, mức đường huyết trong cơ thể tăng và dẫn đến đái tháo đường thai kỳ. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như gia đình có tiền sử mắc tiểu đường, hội chứng buồng trứng đa nang, thừa cân…

III. Những dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường

Dấu hiệu để nhận biết bệnh tiểu đường là gì? Dưới đây là một số triệu chứng nổi bật:

  • Tiểu nhiều: Khi nồng độ glucose trong máu tăng cao sẽ kéo theo lượng đường trong nước tiểu tăng cao và vượt ngưỡng hấp thu của thận. Vì thế, một phần glucose không được hấp thu ở ống lượn gần, khiến đường tồn tại trong nước tiểu. Đồng thời, lượng đường trong nước tiểu cao sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu của nước tiểu, dẫn đến tiểu nhiều.
  • Uống nhiều nước: Việc cơ thể mất nước sẽ kích thích vùng dưới đồi khiến người bệnh cảm thấy khát và uống nước liên tục.
  • Ăn nhiều: Do cơ thể không thể sử dụng glucose cho quá trình tái tạo năng lượng nên người bệnh luôn thấy đói, muốn ăn nhiều.
  • Gầy: Mặc dù người bệnh ăn uống nhiều hơn so với bình thường, nhưng do cơ thể không sử dụng được đường để tạo năng lượng nên phải tăng cường thái hóa protid, lipid để bù trừ. Vì thế mà người bị tiểu đường thường xảy xao, gầy gò.
  • Ngoài ra, những người bị đái tháo đường còn có các triệu chứng khác như khô miệng, vết loét lành chậm, mờ mắt…

IV. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Những biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra

Nếu bệnh tiểu đường không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến việc khó kiểm soát được lượng đường trong máu. Lúc này, những biến chứng nguy hiểm cũng dần phát triển và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến với người bệnh tiểu đường:

  • Bệnh tim mạch: Người bị đái tháo đường có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch như đột quỵ, đau tim…
  • Tổn thương thần kinh: Khi lượng đường trong máu dư thừa có thể làm tổn thương những mạch máu nhỏ nuôi dưỡng các dây thần kinh trong cơ thể, nhất là dây thần kinh ở chân. Do đó, những người bị tiểu đường thường có giảm giác tê, đau đầu ngón tay hoặc ngón chân. Ngoài ra, khi dây thần kinh bị tổn thương thì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Tổn thương thận: Như đã chia sẻ khi giải thích bệnh tiểu đường là gì, căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của thận. Trường hợp người bệnh bị tiểu đường nặng có thể bị suy thận và phải chạy thận nếu ở giai đoạn cuối.
  • Tổn thương mắt: Các mạch máu của võng mạc người bị tiểu đường có thể bị tổn thương và khả năng mắc các bệnh liên quan đến thị lực như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể…
  • Bệnh Alzheimer: Những người bị đái tháo đường type 2 có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer.
  • Tiền sản giật: Nếu mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ có thể mắc chứng tiền sản giật với những dấu hiệu như sưng chân, huyết áp cao. Không chỉ vậy, mẹ bầu còn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo, đồng thời khi về già có thể mắc bệnh đái tháo được, điển hình là type 2.
  • Thai nhi phát triển nhanh so với tuổi: Nếu mẹ không không điều trị tiểu đường thai kỳ thì có thể khiến thai nhi tử vong trước hoặc sau khi sinh.

V. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường

Người bệnh nên bổ sung chất xơ, ăn uống lành mạnh

Khi thấy mình có những dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, để bệnh không nặng hơn, bạn cũng cần lưu ý về cách phòng ngừa bệnh tiểu đường là gì.

  • Người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống bằng cách cân bằng các chất dinh dưỡng, hạn chế tinh bột từ bánh mì, phở, bún, gạo trắng…
  • Nên tăng cường chất xơ và bổ sung các loại trái cây ít đường như bơ, cam, bưởi…
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống nhiều đường như trà sữa, nước ngọt… Nên uống nước lọc, nước trà xanh để thanh lọc cơ thể hiệu quả.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể cũng như tạo ra sức đề kháng phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng đơn thuốc, liều lượng theo dưỡng dẫn.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung một số loại thực phẩm chức năng theo sự chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đã có cái nhìn tổng quan về thắc mắc bệnh tiểu đường là gì, cũng như biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hãy nhớ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên để có sức khỏe tốt nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *